

Một tương lai nơi nếp sống phục vụ đến cùng trong yêu thương sẽ toả rạng, nơi ý chí vượt ngưỡng sẽ làm rộng lan nhiều giá trị, nơi tinh thần gieo phúc trọn tâm sẽ mang đến nhiều chúc phúc cho nhiều người.
Cùng với tình trạng nguồn cung khan hiếm nên những dự án chung cư pháp lý đầy đủ, chủ đầu tư uy tín, chất lượng xây dựng tốt với đa dạng tiện ích, không gian sống xanh, có vị trí kết nối thuận tiện với khu vực trung tâm vẫn luôn có giao dịch. Những dự án này thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư sẵn tiền mặt, vì khả năng khai thác tốt, ít chịu ảnh hưởng bởi những biến động của thị trường, có tính ổn định giống như nhà đất TP.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản VN
Khảo sát tại Phòng công chứng số 3 trên địa bàn TP.Thủ Đức (thuộc Sở Tư pháp TP.HCM), từ đầu năm đến đầu tháng 2.2023 giao dịch chậm, nhưng 3 tuần trở lại đây số lượng hồ sơ công chứng tại phòng giao dịch đã trở lại khoảng hơn 50% so với giao dịch bình thường trước đây là thời điểm trước dịch Covid-19 khoảng năm 2020. Trong khi so với cùng kỳ năm ngoái thì giao dịch đã trở lại khoảng 80%. Đa số các giao dịch ở phòng công chứng là hồ sơ thế chấp và hồ sơ mua bán. Trong đó hồ sơ thế chấp là cao nhất.
Ông Nguyễn Văn Đính, Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản VN, cho biết trong năm 2023, Hà Nội dự kiến chi 52.600 tỉ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, TP.HCM được Chính phủ phân bổ 70.518 tỉ đồng vốn đầu tư công, bao gồm vốn ngân sách T.Ư là 15.292 tỉ đồng, vốn địa phương là 55.225 tỉ đồng, tăng gần 2 lần so với năm 2022. Nguồn vốn này sẽ tập trung vào việc khởi công và hoàn thiện các tuyến đường vành đai, tạo tiền đề cho sự phát triển của những khu vực ngoài trung tâm TP.Hà Nội, TP.HCM trong thời gian tới.
Bên cạnh đó, một số huyện ngoại thành của Hà Nội như Hoài Đức, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Thanh Trì… đang được đẩy mạnh đầu tư hạ tầng để đủ điều kiện lên quận. Vì thế, bất động sản ở Hà Nội và các vùng lân cận sẽ được hưởng lợi rất nhiều.
Cũng theo ông Đính, những tháng đầu năm 2023, dòng tiền đầu tư đã dần quay trở lại khi yếu tố tâm lý được phục hồi, trạng thái dè dặt, nghe ngóng không còn nhiều. Tuy nhiên, sau "cơn bão", hướng đi của dòng tiền nay đã khác. Đầu tư theo đám đông, lướt sóng ngắn hạn, sử dụng đòn bẩy tài chính cao… đã dần bị loại bỏ. Theo đó, dòng tiền đang chảy vào phân khúc sản phẩm đáp ứng nhu cầu thực và có khả năng gia tăng giá trị trong dài hạn với sự thận trọng cần thiết, ít có đầu cơ.